CapEx là gì? Ứng dụng CapEx trong phân tích đầu tư

Chi phí vốn CapEx là thuật ngữ rất thông dụng và quan trọng trong đầu tư kinh doanh. Hãy cùng kiemtienonlinemv tìm hiểu về Capex: CapEx là gì, công thức tính, ý nghĩa, ứng dụng trong phân tích đầu tư, phân biệt CapEx và OpEx.

CapEx là gì?

CapEx viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Captial Expenditure, là những khoản chi phí đầu tư vào tài sản cố định của công ty nhằm mục đích mua mới, sửa chữa hoặc nâng cấp các tài sản cố định (bất động sản, nhà máy, máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động của công ty…), hoặc đầu tư mua lại một doanh nghiệp khác.

Như vậy mô hình công ty và lĩnh vực hoạt động của công ty quyết định đến bản chất của chi tiêu vốn CapEx. Thông thường chỉ số CapEx được tính theo từng năm, nó là khoản chi phí được khấu trừ vào những năm tiếp theo trong tương lai.

Chi phí đầu tư CapEx thường được lấy từ các nguồn như sau:

  • Trích từ một phần lợi nhuận hằng năm của công ty.
  • Nguồn vốn của các nhà đầu tư.
  • Vốn vay ngân hàng để tăng vốn đầu tư.
  • Phát hành cổ phiếu, trái phiếu của công ty.
CapEx là gì?

Có thể bạn quan tâm đến chủ đề: https://kiemtienonlinemv.wordpress.com/2021/08/27/vpbank-la-ngan-hang-gi-cac-dich-vu-cung-cap-co-uy-tin-khong/

Công thức tính CapEx

            CapEx = PPE (hiện tại) – PPE (kỳ trước) + Khấu hao hiện tại

Trong đó PPE là viết tắt của Propery Plant Equipment, là tài sản cố định của công ty được tính vào tài sản đầu tư dài hạn và được khấu hao dần hằng năm trong tương lai. Theo đó chỉ số CapEx được tính bằng khoảng chênh lệch của PPE hiện tại và PPE của kỳ trước đó cộng với mức khấu hao hiện tại của công ty.

Ý nghĩa của chi phí vốn CapEx

Nhìn vào chỉ số vốn CapEx, bạn có thể biết được công ty đang đầu tư vốn cố định là bao nhiêu, nó cũng là phần quan trọng trong dòng tiền đầu tư của công ty. Những công ty có lợi thế trong cạnh tranh dài hạn so với các đối thủ khác chỉ sử dụng một tỉ lệ nhỏ lợi nhuận hằng năm để đầu tư vào tài sản cố định. 

Để biết được lợi thế cạnh tranh của công ty, bạn có thể so sánh dựa vào chỉ số CapEx và lợi nhuận sau thuế. Đầu tiên bạn tính tổng chỉ số CapEx của công ty đó trong khoảng 7 – 10 năm và tổng lợi nhuận sau thuế cũng trong khoảng thời gian đó. 

  • Nếu tổng chỉ số CapEx < 25% lợi nhuận sau thuế: công ty có lợi thế cạnh tranh lớn, nhà đầu tư có thể ra quyết định đầu tư.
  • Nếu tổng chỉ số CapEx < 50% lợi nhuận sau thuế: công ty có lợi thế cạnh tranh tốt.

Tham khảo bài viết 1 vạn bằng bao nhiêu nhé.

Ứng dụng CapEx trong phân tích đầu tư

Tính tỉ lệ CFO/CapEx

CFO (viết tắt từ tiếng Anh: Cash Flow Operating) là dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

  • CFO/CapEx >1: chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty thu được tiền mặt, có khả năng tái đầu tư cho việc mua sắm mới, nâng cấp, sửa chữa… những tài sản cố định của công ty.
  • CFO/CapEx <1: công ty không đủ tiền mặt để tái đầu tư và phải vay thêm hoặc góp thêm vốn để đầu tư thêm tài sản cố định. 

Tính dòng tiền tự do của công ty (FCFF) từ CapEx

Dòng tiền tự do (FCFF là viết tắt của Free Cashflow for the Firm) đo lường dòng tiền sau khi trừ thuế từ hoạt động kinh doanh của công ty.

FCFF = EBIT x (1 – thuế TNDN) + khấu hao – CapEx – tăng giảm vốn lưu động

EBIT (Earnings Before Interest and Taxes): lợi nhuận trước thuế.

Tính dòng tiền thuần vốn sở hữu của công ty (FCFE) từ CapEx

Dòng tiền thuần vốn sở hữu (FCFE là viết tắt của Free Cash Flow to Equity) là dòng tiền mặt chuyển về cho chủ sở hữu sau khi trừ các chi phí (thuế, lãi vay, chi phí vốn, nợ phải trả thuế của chủ sở hữu công ty).

FCFE = (EBIT – Chi phí lãi vay) x (1 – thuế TNDN) + Khấu hao – CapEx – tăng giảm vốn lưu động + (nợ mới – trả nợ gốc)

Tính được dòng tiền FCFE nhà đầu tư có thể biết được giá trị thực của công ty, từ đó ra quyết định đầu tư hay không. Đây cũng là phương pháp định giá phổ biến trong phân tích đầu tư.

Ứng dụng CapEx trong phân tích FCFF và FCFE.

Phân biệt CapEx và OpEx

Trước khi so sánh để phân biệt giữa chỉ số CapEx và OpEx, hãy tìm hiểu OpEx là gì?

OpEx viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Operating Expenditure là chi phí hoạt động hay chi phí vận hành của một công ty. OpEx bao gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí marketing, thuê mặt bằng, lương nhân viên… Đây là chi phí giúp duy trì hoạt động của công ty, việc cân bằng chỉ số OpEx giúp hạn chế rủi ro kinh doanh và duy trì hoạt động tốt cho công ty.

Hai khoản chi phí CapEx và OpEx là hai loại chi phí hoàn toàn riêng biệt nhau. CapEx là chi phí cố định phải bỏ ra lúc đầu và được khấu hao dần trong tương lai, thời gian khấu hao từ 5 – 10 năm và có thể lên đến hơn hai thập kỷ đối với bất động sản. Cũng có thể hiểu là khoản mua hàng trong tương lai. 

Điểm giống nhau của chi phí vốn CapEx và chi phí hoạt động OpEx là phần chi phí được khấu trừ khi khai báo thuế cho công ty.

Phân biệt CapEx và OpEx.

Qua bài viết về CapEx này, kiemtienonlinemv đã cung cấp những thông tin thú vị về CapEx: định nghĩa, công thức tính, ý nghĩa, ứng dụng của CapEx trong phân tích đầu tư, cũng như phân biệt CapEx và OpEx. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc đầu tư.

Bình luận về bài viết này

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia